Notifications
Clear all

Tiện ích, chức năng của phân hệ mua hàng và công nợ phải trả

linhnhh
(@linhnhh)
Eminent Member

Là tính năng quản lý hàng hóa được mua vào và công nợ phải trả của doanh nghiệp. Từ đó người quản lý có những quyết định đặt mua hàng đúng thời điểm, tất toán công nợ đúng hạn, xây dựng mối quan hệ tốt, uy tín với nhà cung cấp. Các tiện ích bao gồm:

  • Quản lý khâu mua hàng từ đơn hàng mua cho đến khi hàng được mua về nhập vào kho.
  • Quản lý việc mua hàng trong nước và mua hàng nhập khẩu.
  • Quản lý về chi phí mua hàng, chi phí vận chuyển, chi phí thuê kho bãi linh hoạt. Phân bổ theo số lượng hoặc theo giá trị hàng hóa mua vào.
  • Điều chỉnh công nợ, cấn trừ công nợ một cách linh động, dễ dàng trong thao tác.
  • Quản lý công nợ theo đối tượng, theo tuổi nợ, theo đơn hàng.
  • Quản lý việc đánh giá chênh lệch tỷ giá cho các hóa đơn ngoại tệ.
  • Đầy đủ báo cáo tổng hợp và chi tiết theo mặt hàng, nhà cung cấp, theo tài khoản công nợ.
  • Báo cáo mua hàng, công nợ nhà cung cấp so sánh theo nhiều kỳ.
  • Báo cáo tổng hợp và chi tiết group lại theo đối tượng, hàng hóa, dự án, tài khoản.
  • Cảnh báo khi mã số thuế của nhà cung cấp được khai báo không hợp lệ.
  • Cảnh báo khi hóa đơn GTGT đầu vào được phát hiện đã có trên phần mềm.
This topic was modified 3 years ago by linhnhh
Quote
Topic starter Posted : 26/05/2021 3:21 am
linhnhh
(@linhnhh)
Eminent Member
  1. Quản lý danh mục nhà cung cấp, nhóm nhà cung cấp, điều khoản thanh toán, thuế suất thuế GTGT đầu vào:
  • Khai báo, quản lý danh mục nhà cung cấp, tìm kiếm danh sách nhà cung cấp theo điều kiện, mã tra cứu
  • Khai báo, quản lý danh mục nhóm nhà cung cấp, phân nhóm nhà cung cấp theo vùng địa lý, mức độ ưu tiên, nhóm đại lý hay khách lẻ…
  • Quản lý danh mục điều khoản thanh toán: Danh mục điều khoản thanh toán chỉ được dùng trong các màn hình nhập liệu liên quan đến mua bán vật tư, hàng hóa nhằm phục vụ lên các báo cáo công nợ theo mẫu qui định, tạm thời không tham gia xử lý, tính toán.
  • Danh mục thuế suất thuế GTGT đầu vào: Khai báo các mã thuế và tài khoản thuế giá trị gia tăng đầu vào, dùng cập nhật trong các màn hình nhập liệu các chứng từ có sử dụng thuế GTGT đầu vào.
  1. Quản lý số dư công nợ:
  • Vào số dư ban đầu của các nhà cung cấp: Dùng nhập số dư công nợ của nhà cung cấp bắt đầu từ ngày sử dụng theo dõi trên phần mềm. Số dư công nợ các kỳ tiếp theo trong năm và các năm sau số dư công nợ sẽ do chương trình tự động tính toán và kết chuyển.
  • Tính lại số dư tức thời của các nhà cung cấp
  • Vào số dư ban đầu của các hóa đơn: theo dõi chi tiết thanh toán theo từng hóa đơn thì ngoài việc cập nhật số dư công nợ đầu kỳ còn phải cập nhật số dư đầu kỳ chi tiết theo hóa đơn
  • Cập nhật số dư ban đầu trả trước tiền hàng, chứng từ này chỉ dùng để điều chỉnh cho các hóa đơn khi lên báo cáo chứ không có tác dụng hạch toán vào sổ kế toán.
  • Vào số dư ban đầu của các hợp đồng: theo dõi chi tiết thanh toán theo từng hợp đồng thì ngoài việc cập nhật số dư công nợ đầu kỳ còn phải cập nhật số dư đầu kỳ chi tiết theo hợp đồng đó
  • Kết chuyển số dư của các hợp đồng sang năm sau
  1. Quản lý số liệu:
  • Quản lý hợp đồng, đơn hàng nội địa/nhập khẩu: Cập nhật theo từng hợp đồng, đơn hàng nhập mua hàng hóa, vật tư trong nước/ nhập khẩu mà hợp đồng đó chỉ rõ số lượng, giá cả, và thuế GTGT đầu vào, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
  • Quản lý phiếu nhập mua hàng/ nhập khẩu: Chứng từ lập khi hàng hóa vật tư mua về được nhập vào kho trong đó chỉ số lượng, giá, thuế GTGT đầu vào, thuế nhập khẩu, thuế tiệu thụ đặc biệt.
  • Phiếu nhập mua xuất thẳng: Vật tư mua vào được xuất cho sản xuất theo đơn hàng hoặc được chuyển thẳng cho sản xuất/công trình mà không thông qua kho. Trường hợp này thường xảy ra đối với các doanh nghiệp ngành xây lắp.
  • Cập nhật hóa đơn chứng từ phát sinh chi phí mua hàng
  • Quản lý hóa đơn mua hàng dịch vụ: hạch toán trực tiếp vào các tài khoản chi phí
  • Phiếu xuất trả lại nhà cung cấp: Chứng từ hàng hóa mua vào xuất trả lại cho nhà cung cấp do kém phẩm chất, sai quy cách … Hàng được nhập mua sẽ được xuất ra kho
  • Phân bổ tiền hàng trả cho các hóa đơn: Thực hiện phân bổ tiền hàng đã trả cho các hóa đơn. Khi phân bổ theo hóa đơn có nhiều cách phân bổ theo phiếu kế toán, phiếu chi, giấy báo nợ (chi) của ngân hàng
  • Nhập tiền điều chỉnh trả cho các hoá đơn: Dùng để điều chỉnh lại số tiền đã trả trên hóa đơn đã được thanh toán, nay làm điều chỉnh lại số tiền khác. Chứng từ này chỉ dùng để điều chỉnh cho các hóa đơn khi lên báo cáo chứ không có tác dụng hạch toán vào sổ kế toán
  • Cập nhật lại số tiền đã trả cho các hóa đơn đã thanh toán
  • Đánh giá chênh lệch tỷ giá cho các hoá đơn: Song song với việc đánh giá chênh lệch tỷ giá vào thời điểm cuối kỳ theo tài khoản và nhà cung cấp bên phân hệ kế toán tổng hợp thì việc đánh giá chênh lệch tỷ giá theo hóa đơn được thực hiện nhằm điều chỉnh số tiền phải trả của các hóa đơn ngoại tệ khi qui về đồng tiền hạch toán trong các báo cáo công nợ theo hóa đơn. Chương trình thực hiện đánh giá chênh lệch tỷ giá cho hóa đơn theo từng kỳ của năm
  • Phiếu thanh toán tạm ứng: Phiếu thanh toán tạm ứng dùng để cập nhật các chứng từ có liên quan đến việc nhân viên thanh toán các khoản tạm ứng trước đó, được cập nhật giống như phiếu chi tiền thanh toán cho các chi phí.
  • Phiếu ghi nợ, ghi có tài khoản công nợ: Loại chứng từ này được dùng để cập nhật các chứng từ phát sinh trong các trường hợp sau:

+ Điều chỉnh tăng các khoản công nợ, các khoản phải trả khác ngoài việc mua hàng hóa, dịch vụ thông thường hoặc Điều chỉnh giảm các khoản nợ nhỏ do chênh lệch khi thanh toán, xóa các khoản nợ.

+ Cập nhật các bút toán xử lý giữa công nợ tạm ứng trước tiền hàng cho nhà cung cấp và công nợ mua hàng phải trả cho nhà cung cấp.

+ Cập nhật bút toán bù trừ công nợ giữa 2 tài khoản nhưng cùng 1 nhà cung cấp và một số trường hợp điều chỉnh khác.

  • Chứng từ bù trừ công nợ: Chứng từ bù trừ công nợ được dùng để cập nhật các phát sinh bù trừ công nợ giữa 2 nhà cung cấp hoặc giữa 1 nhà cung cấp và một khách hàng. Trong trường hợp bù trừ công nợ giữa 2 tài khoản nhưng cùng 1 nhà cung cấp thì có thể cập nhật ở phiếu ghi nợ, ghi có tài khoản công nợ
  1. Báo cáo:
  • Báo cáo hàng nhập mua bao gồm:

+ Bảng kê phiếu nhập, bảng kê hóa đơn mua hàng và dịch vụ, bảng kê phiếu xuất trả lại nhà cung cấp

+ Bảng kê phiếu nhập của một mặt hàng/ một mặt hàng nhóm theo nhà cung cấp/ một mặt hàng nhóm theo dạng nhập mua hoặc một nhà cung cấp nhóm theo mặt hàng.

+ Tổng hợp hàng nhập mua/ Báo cáo hàng nhập nhóm theo 2 chỉ tiêu

+ Báo cáo tổng hợp hàng xuất trả lại nhà cung cấp

+ Báo cáo tổng giá trị hàng nhập theo nhà cung cấp, mã nhập mua

+ Báo cáo mua hàng luỹ kế/ Báo cáo mua hàng cho nhiều kỳ/ Báo cáo so sánh mua hàng giữa hai kỳ

  • Báo cáo công nợ nhà cung cấp:

+ Bảng kê chứng từ/ Bảng kê chứng từ theo nhà cung cấp, Tổng hợp số phát sinh theo nhà cung cấp

+ Tra số dư công nợ của một nhà cung cấp, sổ chi tiết công nợ của một nhà cung cấp, sổ đối chiếu công nợ

+ Sổ chi tiết công nợ (lên cho tất cả các nhà cung cấp), sổ tổng hợp công nợ chữ T của một nhà cung cấp

+ Bảng cân đối số phát sinh công nợ của một tài khoản hoặc nhiều tài khoản

+ Bảng tổng hợp số dư công nợ cuối kỳ/ đầu kỳ

+ Báo cáo phát sinh luỹ kế của các nhà cung cấp/ Báo cáo so sánh phát sinh giữa hai kỳ của các nhà cung cấp/ Báo cáo tổng hợp số phát sinh nhiều kỳ của các nhà cung cấp

+ Sổ chi tiết của một tài khoản

  • Báo cáo hóa đơn:

+ Bảng kê hóa đơn mua hàng và dịch vụ, Bảng kê chi tiết trả tiền cho các hóa đơn, Bảng kê chi tiết trả tiền cho các hóa đơn -  CLTG

+ Bảng kê hóa đơn sắp đến hạn thanh toán, Bảng kê công nợ phải trả theo hóa đơn, Bảng kê công nợ của các hóa đơn theo hạn thanh toán

+ Sổ nhật ký chi trả tiền mua hàng, Sổ nhật ký mua hàng

  • Báo cáo hợp đồng, đơn hàng

+ Bảng kê hợp đồng, Báo cáo thực hiện hợp đồng, tình hình thực hiện kế hoạch hợp đồng

+ Sổ chi tiết hợp đồng, Bảng kê chứng từ phát sinh theo hợp đồng, Tổng hợp số phát sinh theo hợp đồng

+ Bảng cân đối phát sinh của các hợp đồng, Số dư đầu kỳ/ cuối kỳ của các hợp đồng

  1. Tiện ích
  • Xuất số liệu kế toán ra Excel
  • Xuất số liệu nhập xuất kho ra Excel
  • Nhập danh mục và số dư đầu kỳ từ Excel
This post was modified 3 years ago by linhnhh
ReplyQuote
Topic starter Posted : 13/08/2021 7:44 am
Share: